ĐÁNH THỨC TRÀ LÀ GÌ ? TẠI SAO TRÀ ÉP BÁNH CẦN ĐƯỢC ĐÁNH THỨC TRƯỚC KHI PHA ?

Đánh thức Trà là gì? Đánh thức trà có giúp chúng ta có được tách trà thơm ngon và bổ dưỡng hơn không? luôn là thắc mắc của các Trà hữu khi tìm hiểu về trà. Dưới đây là bài viết chia sẻ quan điểm của Shanam về vấn đề này.

Đánh thức Trà là gi? Tác dụng của đánh thức Trà?

Đánh thức theo nghĩa đen là làm cho chủ thể nào đó đang ngủ, nghỉ tỉnh lại, ở đây chủ thể là lá trà khô, được đánh thức bằng cách dùng nước đun sôi đổ vào ấm (hoặc dụng cụ tương tự) đã có lượng trà khô nhất định, sau vài giây đổ nước đó ra ngay.

Đánh thức trà giúp cho các phân tử nhỏ trong lá trà được kích hoạt, làm cho các vi chất dinh dưỡng trong trà dễ hòa tan trong quá trình pha, giúp cho người thưởng trà có được một tách trà thơm ngon hơn, chất dinh dưỡng được bảo toàn tốt hơn.

 

Nói một cách khoa học hơn, đó là quá trình lá trà tiếp xúc nhiều hơn với không khí và hơi ẩm, phá vỡ cấu trúc cố định ban đầu, loại bỏ các yếu tố bất lợi, làm cho các chất dinh dưỡng chứa trong trà được hòa tan một cách ổn định.

Với mỗi loại trà khác nhau thì cách đánh thức trà cũng khác nhau. Trà ép bánh càng để lâu thì càng cần phải đánh thức trà, thông qua cách đánh thức trà hợp lý, bạn có thể có được tách trà ép bánh êm dịu và ngọt ngào nhất.

Cách đánh thức các loại Trà khác nhau.

Với các loại Trà rời (trà vàng, trà xanh, hồng trà…), phần lớn không cần đánh thức trà trước khi pha, có thể pha trực tiếp và dùng luôn ở nước đầu tiên. Một số người vẫn sử dụng cách đánh thức Trà đối với loại trà rời, tuy nhiên trong trường hợp này ý nghĩa nhiều hơn của nó là tráng Trà chứ không phải đánh thức.

Tráng trà giúp loại bỏ 1 số bui của trà hoặc các phần vụn, mụn của trà do quá trình lưu trữ, vận chuyển sinh ra để làm nước trà trong hơn và không bị đục do cặn.

Nhiều người hiểu việc tráng Trà là để cho Trà sach hơn, loại bỏ được nhiêu chất độc hoặc chất không tốt trong Trà trước khi uống, nhưng thực chất việc tráng Trà qua nước sôi không giúp cho Trà sạch hơn được vì nếu Trà có chất hóa học, chất bảo quản trong quá trình chế biến và sản xuất thì việc tráng Trà không giúp ích được nhiều.

Việc đánh thức Trà được chú trọng chủ yếu với các loại trà ép bánh, vì trà được ép chặt thành bánh, lại thường được lưu trữ trong 1 thời gian dài nên các kết cấu khó bị phá vỡ trong lần nước đầu tiên, nên việc đánh thức Trà là cần thiêt.

Đánh thức Trà mới ép bánh.

Đối với trà mới ép bánh, người thưởng trà thích thú khi thưởng thức cái tươi mới trong trà mới ép, để tìm ra cái hay riêng so với trà đã được ủ lên men. Tuy nhiên khi trà mới vào bánh, uống ngay sẽ có cảm giác khô và nóng. Nói chung không nên uống trà mới vào bánh mà nên bảo quản tối thiểu 6 tháng trước khi uống thì vị giác và hương trà sẽ được cải thiện rất nhiều.

Trước khi sử dụng:. Đối với bánh trà mới ép, trước khi sử dụng chúng ta nên tách bánh trà rồi cho vào chum gốm, quá trình ủ trong chum sẽ giúp cho trà lên hương vị tốt hơn mà vẫn thưởng thức được cái tươi mới của trà mới vào bánh.

Khi pha: Đun sôi nước, để nguội nước xuống 90 C, đổ nước vào trà làm ẩm trà khoảng 30 giấy đến 1 phút, giúp cho trà thức dậy, sau bỏ nước đầu đi, tiếp tục pha trà và thưởng thức

Đánh thức Trà ép bánh dưới 5 năm
Trước khi sử dụng: Đối với trà ép bánh được khoảng 5 năm, trước khi sử dụng, nên cho cả bánh trà vào chum gốm để đánh thức hương, vị trong môi trường không khí trước.

Khi pha: Cho 1 lượng trà vừa đủ vào ấm (khoảng 5-8g), sau đó đánh thức trà qua 1 đến 2 lần nước sôi 90 độ trong khoảng 30 giây đến 1 phút, bỏ nước đầu đi sau đó pha trà theo hướng dẫn của từng loại trà để thưởng thức.

Đánh thức Trà ép bánh từ trên 5 năm 

Trước khi sử dụng: Trà ép bánh (trà phổ nhĩ) được cất giữ khoảng 5 năm trở lên thì việc đánh thức trà đặc biệt cần thiết. Nếu trà được bảo quản chuyên nghiệp trong kho chuyên cất trữ trà thì sẽ lên được hương vốn có của trà.

Đối với trà được bảo quản trong kho cá nhân thì có thể sẽ bị hấp thụ một số mùi lạ khi bảo quản lâu dài. Với trường hợp này trước tiên hãy ngửi trà trước khi đánh thức trà, nếu thấy có mùi lạ, mùi kho lưu trữ, thì có thể mở bánh trà ra, để nơi không có ánh nắng trực tiếp, nơi khô ráo, thoáng gió và không có mùi đặc biệt trong 1 ~ 2 ngày, (thời gian cụ thể phụ thuộc vào tốc độ phát tán mùi của bánh trà đó), để chè tiếp xúc hoàn toàn với không khí và được oxy hóa, hoạt tính của các chất có trong trà sẽ được cải thiện.

Sau đó cho Trà vào chum gốm để bảo quản, đây là cách đánh thức trà ở môi trường không khí ổn định. Bản thân trà vẫn có mùi thơm nên sau đó khoảng 1 đến 2 tuần mùi hương trà sẽ thơm trở lạ.

Khi pha: Cho 1 lượng trà vừa đủ vào ấm, đánh thức trà băng nước sôi khoảng 90 C từ 2 ~ 3 lần thì trà mới dậy mùi. Bỏ 1 – 2 nước đầu đi, sau đó đó pha trà theo hướng dẫn trên bánh trà rồi thưởng thức

Trên đây là cách đánh thức trà ép bánh theo kinh nghiệm của Shanam và áp dụng phù hợp nhất cho các sản phẩm được sản xuất bởi Shanam. Nếu bạn làm theo các chỉ dẫn này, chắc chắn rặng trà bạn pha sẽ có vị thanh khiết và ngọt hơn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *