5 YẾU TỐ TẠO NÊN HƯƠNG THƠM ĐẶC TRƯNG CỦA TRÀ ÉP BÁNH

Hương thơm của trà ép bánh (trà phổ nhĩ) đặc trưng chính là “hương thời gian”, trà ép bánh càng để lâu “hương thời gian’ càng nổi bật. Tuy nhiên từ “hương thời gian” mang một nghĩa rộng, bao gồm cả hương trà vốn có và hương trà xuất hiện qua quá trình chuyển hóa theo thời gian…Vậy làm thế nào để bánh trà lưu trữ lâu nên được mùi hương thời gian đặc trưng của trà ép bánh? Trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu hương thơm của trà ép bánh đến từ đâu?

1/ HƯƠNG THƠM ĐẶC TRƯNG CỦA GIỐNG TRÀ 

Nếu như chè trung du ấn tượng với bạn trà hương cốm non thì chè shan cổ thụ mang hương thơm đặc trưng của hương hoa núi rừng. Trong chế biến chè ép bánh, thương hiệu trà Shanam lựa chọn phẩm trà tốt nhất từ giống cây trà shan cổ thụ vùng núi Tây Bắc Việt Nam với những cây trà cổ từ 200 tuổi trở lên. Chỉ cần pha ấm trà shan cổ thụ Shanam nguời thưởng trà shan cổ thụ đã đủ ngất ngây với phong vị núi rừng mà chè shan cổ thụ mang lại.

2/ HƯƠNG THƠM ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC VÙNG NGUYÊN LIỆU TRÀ KHÁC NHAU

Thương hiệu trà Shanam đưa ra thị trường dòng trà ép bánh từ 2 vùng nguyên liệu chính: Tà Xùa (Sơn La) và Sùng Đô (Yên Bái). Nếu như hương chè Tà xùa ấn tượng với người yêu trà mùi hương lan rừng thanh mát thì vùng chè Sùng Đô lại chinh phục người yêu trà bởi mùi hương hoa quả chín. Tùy theo thói quen và sở thích mà người yêu trà lựa chọn trà từ vùng nào nhưng chắc chắn trong nhà khách chơi trà sẽ có đủ bánh trà cổ từ các vùng: Sơn La, Yên Bái, Điện Biên, Hà Giang để trong mỗi buổi thưởng trà đều tìm ra cái hay và đặc sắc của mỗi vùng trà shan Việt.
3/ HƯƠNG THƠM TẠO BỞI QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN TRÀ

Với cùng một loại phẩm cấp búp chè, từ một vùng nguyên liệu chè và giống cây chè như nhau thì hương chè cũng hình thành hưởng bởi quy trình chế biến khác nhau. Trong quá trình chế biến nhiệt độ, thời gian hấp, thời gian làm héo, phương pháp sấy, nhiệt độ sấy trong quá trình chế biến ảnh hưởng đến sự khác biệt về mùi thơm.

Nguồn vitamin A – carotenoid được chuyển hóa thành các hợp chất có mùi thơm của trà thông qua quá trình oxy hóa của các enzym và không khí trong khi chế biến cũng ảnh hưởng đến hương thơm của trà.

4/ CÁCH BẢO QUẢN TRÀ KHÁC NHAU DẪN ĐẾN HƯƠNG THƠM CỦA TRÀ KHÁC NHAU.

Trà khô có đặc tính hút ẩm mạnh và dễ bị nhiễm mùi và có ảnh hưởng lớn đến hương thơm của trà. Vì các chất hữu cơ như polyphenol, axit amin, lipit, chất thơm trong trà rất dễ bị oxi hóa dưới tác dụng của oxi. Các điều kiện bảo quản khác nhau sẽ quyết định chiều hướng thay đổi của các chất tạo mùi thơm này.

Những người làm trà Shanam đã đặt nơi trú ẩn tốt nhất cho trà là chum gốm Bát Tràng. Với mỗi chum 10 lít lưu trữ được 12 bánh trà có kèm theo 500 g trà sống rời tạo môi trường ổn định về nhiệt độ, độ ẩm, khoáng khí và kín gió giúp môi trường trong chum được nuôi dưỡng hương trà cực tốt, khác hẳn với những bánh trà để ở môi trường bên ngoài.

5/ CÁC CÁCH PHA TRÀ KHÁC NHAU TẠO NÊN HƯƠNG THƠM KHÁC NHAU CỦA TRÀ ÉP BÁNH 

Hương thơm của trà tỷ lệ thuận với nhiệt độ nước, nhiệt độ càng cao thì càng dậy được hương thơm của trà. Tuy nhiên với mỗi loại trà khác nhau thì nhà sản xuất có khuyến nghị nhiệt độ pha nước pha trà khác nhau, nên người tiêu dùng thông thái cũng lưu ý xem phần hướng dẫn pha trà trên mỗi sản phẩm.

Mùi thơm của trà ngon có thể mang lại cho người thưởng thức cảm giác dễ chịu, hương thơm và vị của trà chính là mạch sống của trà, từ hương thơm của trà ta cũng có thể cảm nhận được sự khác biệt giữa các vùng nguyên liệu khác nhau, phương pháp chế biến khác nhau và cách lưu trữ bảo quản khác nhau.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *